Các bước thi công chống sét
I. Giới thiệu
Hệ thống chống sét là hệ thống bắt buộc xây dựng, phải có khi xây dựng tòa nhà. Nó là một phần quan trong của hề thống PCCC. Việc tìm hiểu, thiết kế, thi công chống sét xây dựng hệ thống như thế nào. Sao cho phù hơp với công trình của bạn là điều quan trọng nhất.
Mức độ nguy hiểm của tia sét cao gấp hàng trăm lần điện sinh hoạt bình thường. Sét làm hư hỏng hệ thống điện, có thể gây ra chập cháy điện. Nếu nặng có thể dẫn tới hỏa hoạn, thậm chí gây thiệt hại nhân mạng trong khu vực. Nhẹ thì là chập cháy các thiết bị điện, điện tử.
Chính vì vậy mà chúng ta cần trang bị cho gia đình mình, cơ sở kinh doanh những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất. Một trong những biện pháp đó là xây dựng cho mình một hệ thống tiếp địa chuẩn xác nhất.
Để hoàn thiện hệ thống tiếp địa chống sét tiêu chuẩn chúng ta cần tuân thủ quy chuẩn thi công chống sét gồm 1 loạt các bước như sau
- Lắp đặt hệ thống tiếp địa
- Hàn hóa nhiệt cho hệ thống tiếp địa
- Đổ hợp chất giảm điện trở đất GEM
- Tiến hành đo điện trở của hệ thống tiếp địa bằng đồng hồ chuyên nghiệp
- Đi dây thoát sét
- Dựng cột đỡ kim thu sét
II. Vật liệu thi công chống sét
Chúng ta tiến hành lắp đặt cho một toàn nhà xưởng sản xuất nhỏ, hoặc một hộ gia đình với nhà 2 tầng thì cần các thiết bị cụ thể sau.
1. Kim thu sét : Được là bằng hợp kim mạ crôm có độ bền cao. Hệ thống kích thích dòng đầu. Kim thu sét là thiết bị quan trọng nhất cho một hệ thống chống sét. Nó là vật tiền tiêu tiếp xúc với sét sau đó kết nố với toàn bộ hệ thống để truyền sét đi và làm tan biến luồng điện đánh xuống. Giảm hoàn toàn nguy hại từ tai sét đánh trúng công trình.
2. Trụ thu và chân đế : Được làm bằng thép, chống rỉ, có độ bền cao. Có cường độ chịu lực cao. Đáp ứng tiêu chuẩn cho hệ thống khuếch tán công trình
3. Cọc tiếng đất mạ đồng : Cọc tiếp địa L2.4M phi 16
4. Hóa chất giảm điện trở GEM : Với tính năng giảm điện trở khu vực đất. Hóa chất này thường được dùng cho các khu vực đất khô, đất đồi nhiều sỏi đá, nhiều cát với tính dẫn điện kém. Một số khu vực tiếp đất có diện tích nhỏ, hẹp, hoặc địa hình không cho phép khoan cọc sâu. Thì hóa chất được cho vào làm tăng cường tính dẫn điện.
5. Bộ đếm sét : Bộ đếm sét là thiết bị có tác dụng đếm số lần sét đánh vào hệ thống thu sét. Thiết bị được lắp vào phần dưới của cáp thoát sét hoặc dây dẫn xuống mặt đất. Các dòng sét được phát hiện và theo dõi bởi thiết bị đếm sét. Có khả năng cung cấp một số thông tin về vùng cần bảo vệ. Điều này cần thiết cho các dữ liệu sau này của hệ thống chống sét.
6. Hộp kiểm tra định kỳ : Có thể làm bằng tôn, sắt, có ổ khóa, thiết kế có khả năng chống thấm nước
7. Cáp đồng truyền dẫn: Có khả năng chịu tải lớn, trở kháng nhỏ độ phủ kín % : 0. điện dung pF/100M : 0
Ngoài ra còn có thuốc hàn hóa nhiệt, khuôn hàn, chén, thuốc mồi, bộ giảm điện trở, bộ dây giằng neo, tăng đơ, máy đo điện trở đất ….
III. Các bước thi công chống sét
Thi công chống sét là một công việc mang tính kỹ thuật chuyên nghiệp. Từ khâu khảo sát công trình, môi trường, địa chất. Tới các thiết bị được lắp đặt cho công trình phải phù hợp. Cuối cùng là đòi hỏi một đơn vị thi công chuyên nghiệp với các kỹ thuật viên được đào tạo bài bản.
Thực hiện thi công chống sét phải tuần tự, an toàn, bền vững cùng với công trình mà nó bảo vệ. Các bước thực hiện thi công hệ thống chống sét của Hoàng Nhật Hưng được thực hiện như sau
1. Lắp đặt hệ thống tiếp địa
- Công việc đầu tiên của việc thi công chống sét là đào rãnh tiếp địa, tùy theo từng khu vực chúng ta thực hiện.
- Rãnh thường có kích thước, sâu 0.8m rông 0.5m. Khi rãnh đã đã đào tới độ sâu thích hợp, chúng ta tiến hành đóng cọc.
- Công trình sử dụng cọc tiếp địa mạ đồng đặc chủng đường kính 16mm dài 2,4m.
- Tùy theo mức độ từng công trình mà sử dụng số cọc sẽ khác nhau.
- Và khi đóng cọc, chúng ta lưu ý. Đóng cọc thẳng hàng, khoảng cách giữa các cọc tối thiểu bằng chiều dài của một cọc.
- Sau khi đóng coc xong chúng ta sử dụng cáp đồng trần tiếp địa, có tiết diện 70mm để nối các đầu cọc. Thông qua mối hàn hóa nhiệt đảm bảo bề mặt dẫn điện tốt lại vừa đảm bảo độ bền đẹp vĩnh cửu.
2. Thực hiện hàn hóa nhiệt
- Việc hàn hóa nhiệt nhằm liên kết các cọc tiếp địa với nhau thông qua cáp đồng trần. Trước khi hàn, chúng ta làm nóng khuôn hàn khoảng 2-3 phút. Vệ sinh sạch sẽ khuôn hàn và các thiết bị cần hàn như, dây, cáp, cọc…
- Sau đó, đặt thiết bị cần hàn vào đúng vị trí, khuôn hàn, dùng cây kẹp để cố định thiết bị cần hàn. Tiếp theo, đặt địa nhôm vào đáy khuôn hàn, tiến hành đổ thuốc hàn hóa nhiệt vào khuôn hàn. Chú ý, đổ theo định mức của từng nhà sản xuất với từng mối hàn. Đổ thuốc mồi hàn ở phần nắp đỏ nằm bên dưới của mỗi lọ thuốc hàn, để rắc lên thuốc hàn hóa nhiệt, và dẫn ra mép khuôn hàn
- Tiếp đó, dùng súng hàn để đánh lửa, cháy thuốc mồi, và xảy ra phản ứng hàn hóa nhiệt. Khi mối hàn kết thúc, để nguội khoảng 1 phút và mở nắp khuôn hàn ra. Sau khi hàn hóa hiệt xong, bạn nhớ làm sạch mối hàn tại vị trí cáp đồng trần và cọc tiếp địa. Đặc biệt chú ý chờ khuôn hàn nguội tự nhiên và không được ngâm khuôn hàn vào nước. Vì khuôn đang ở nhiệt độ cao, gặp lạnh đột ngột sẽ xảy ra hiện tượng nứt vỡ khuôn hàn.
3. Tăng cường hóa chất giảm điện trở (GEM)
Sau khi lắp đặt xong hệ thống tiếp địa chúng ta tiến hành đổ hợp chất hóa chất giảm điện trở.
Chúng ta đổ GEM (hóa chất giảm điện trở) theo rãnh tiếp địa. Sao cho GEM phủ kín dây tiếp địa cho đến khi đạt độ dày cần thiết. Sau đó lấp kín hố tiếp địa. có những khu vực thi công mà đất không cần GEM, nhưng phải căn cứ vào thông số đo đạc bằng máy.
Nhân viên kỹ thuật xác định có cần thêm vào khu vực đất này hay không. Hóa chất với mục đích làm tăng khả năng thoát sét nhanh, giảm điện trở của điện cực tiếp địa và ổn định điện trở trao thời gian.
4 . Kiểm tra điện trở xuất của hệ thống tiếp địa
– Nếu giá trị điện trở của hệ thống tiếp địa nhỏ hơn hoặc bằng 10Ω thì ta tiếp tục triển khai thi công. Nếu giá trị điện trở của hệ thống tiếp địa lớn hơn 10Ω thì chúng ta tiến hành quy trình sau
+ Đo và tính toán lại điện trở suất của đất tại công trình
+ Tăng số lượng cọc tiếp địa và hóa chất giảm điện trở
+ Xây dựng bản vẽ biện pháp thi công tiếp theo và trình phê duyệt
+ Thi công theo bản vẽ đã được phê duyệt
– Sau khi giá trị điện trở của hệ thống tiếp địa đã đạt yêu cầu, chúng ta đi dây thoát sét cho hệ thống chóng sét
5. Đi dây thoát sét
– Dây thoát sét là loại cáp đồng bọc, được luồn trong ống PVC. Dây thoát sét nối từ đỉnh kim thu sét đi trong thân cột đỡ kim, gắn cố định vào tường, xuống bộ đếm sét. Và đi qua bộ hộp kiểm tra điện trở được lắp ở độ cao khoảng 1.2m so với mặt đất.
– Lưu ý khi đi dây thoát sét không được gấp nút dây thoát sét 90 độ sẽ làm giảm tốc độ thoát sét tốt nhất
6. Dựng cột đỡ kim thu sét
- Kim thu sét là một bộ phận của hệ thống chống sét, thiết bị này có tác dụng tiếp xúc với tia sét. Truyền năng lượng tia sét qua các bộ phận của hệ thống thu lôi và truyền xuống đất thông qua hệ thống tiếp địa.
- Kim thu sét ngăn chặn tia điện không ảnh hưởng tới phạm vi nó bảo vệ. Không gây ảnh hưởng các thiết bị điện cho khu vực bán kính quy định và giảm thiểu tối đa nguy hiểm tới tính mạng, tài sản trong khu vực
- Kim thu sét được đắt trên cột đỡ bằng inox có chiều cao khoảng 5m. Cột được bắt chắc chắn vào mái nhà nhờ hệ thống chân đế. Với hệ thống này chúng ta không còn phải lo sợ trong những ngày mưa gió, sấm sét nữa.
- Lưu ý, chúng ta cần tiến hành kiểm định chóng sét hằng năm để đảm bảo hệ thống hoạt đông tốt nhất
Công ty TNHH XNK Thép & Thiết bị công nghiệp Minh Tiến với đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp trong việc thi công chống sét, luôn tạo sự tin tưởng và làm hài lòng khách hàng, rất hân hạnh được hợp tác và quan tâm của quý khách.
Mọi chi tiết xin liên hệ: